MỈM CƯỜI TỰ TIN TRƯỚC MỖI ĐỀ VĂN MIÊU TẢ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

MỈM CƯỜI TỰ TIN TRƯỚC MỖI ĐỀ VĂN MIÊU TẢ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng 8 23, 2019 - 22:21
Tháng tư 16, 2024 - 11:25
 0  8
MỈM CƯỜI TỰ TIN TRƯỚC MỖI ĐỀ VĂN MIÊU TẢ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài (màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng thái,…) mà còn hiểu rõ hơn được bản chất bên trong của đối tượng, sự vật.

Văn miêu tả rất phong phú, đa dạng nhưng có thể quy về một số dạng văn miêu tả thường gặp như:

+Văn tả đồ vật, loài vật, cây cối: miêu tả về thế giới loài vật và thiên nhiên gần gũi, quen thuộc với chúng ta (cây bàng, hàng phượng, đàn chim, …);

+Văn tả người: bao gồm nhiều kiểu nhỏ như tả người nói chung, tả chân dung, tả người trong một trạng thái hoạt động nhất định, tả người trong một tâm trạng nhất định, …;

+Văn tả cảnh: bao gồm tả cảnh thiên nhiên (cánh đồng lúa chín, dòng sông, một đêm trăng đẹp, …) và tả cảnh sinh hoạt (một buổi lao động, một đêm biểu diễn văn nghệ, một phiên chợ Tết, …).

Nắm được đặc điểm của văn miêu tả nhưng nhiều em học sinh làm bài văn miêu tả không tuân thủ các bước dẫn đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục không đủ 3 phần. Một số em chưa biết vận dụng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả một cách linh hoạt để làm nổi bật lên đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Sau đây là một số bước đặc biệt quan trọng giúp học sinh tiệm cận dần với phương pháp làm một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.

  1. Tìm hiểu đề

Bước tìm hiểu đề là cần giúp cho các em xác định được yêu cầu đề bài trên ba phương diện: Thể loại, nội dung cần làm và phạm vi phải làm.

Ví dụ: Đề yêu cầu tả “khung cảnh thả diều của đám trẻ chăn trâu trong buổi chiều hè” thì học sinh cần xác định được những cảnh chi tiết làcánh đồng, dòng sông,bờ cỏ, cánh diều no gió, đàn trâu, hoạt động của đám trẻ,…sau đó giúp học sinh hình dung đ­ược cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (chiều mùa hè) ở không gian nào (cánh đồng)… Việc xác định được đúng yêu cầu của đề nh­ư ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình đ­ược đối tư­ợng miêu tả.

  1. Tìm ý, lập ý

Tìm ý nhất thiết phải theo một trình tự. Việc sắp xếp trình tự trong văn miêu tả rất linh hoạt. Có thể quy về một số trình tự thường dùng như sau:

+Trình tự thời gian(theo mùa xuân – hạ – thu – đông; theo các buổi sáng – trưa – chiều – tối; với cảnh sinh hoạt thì có thể theo trình tự diễn biến mở đầu – diễn biến – kết thúc; …);

+Trình tự không gian(từ xa đến gần; từ bao quát đến cụ thể; từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong; … tùy theo vị trí quan sát của tác giả);

+Trình tự từ hình dáng đến tính tình(với văn tả người);

+Trình tự suy nghĩ và tưởng tượng tự docủa người viết; …

Chẳng hạn, khi tả buổi trưa hè, có thể miêu tả theo trình tự không gian như sau:bắt đầu là ánh nắng trên trời như dòng lửa chiếu xuống đất; rồi đến tiếng ve từ ngõ vọng vào sân, tiến tới là tiếng kẽo kẹt và lời ru em ngủ của chị trên hiên nhà; ngoài vườn không một tiếng động từ càng làm tăng thêm sự yên ả, oi nồng, vắng lặng; mọi vật ngủ yên dưới trưa hè …

Lựa chọn trình tự hợp lí khi viết văn miêu tả

  1. Lập dàn ý (dàn bài) là một kĩ năng cực kì quan trọng. Định ra được dàn bài, có thể các em đã thành công hơn một nửa trên các phương diện: thời gian, trình tự, nội dung viết.Lập dàn ý

Để kĩ năng này trở thành thói quen thì không khó nhưng phải kiên trì thực hiện cho bằng được. Tùy từng đối tượng mà lựa chọn kiểudàn bài sơ lượchaydàn bàichi tiết. Các em ở mức học trung bình có thể lập dàn bài sơ lược, đại cương. Các em học khá giỏi có thể trên dàn ý đại cương mà xây dựng dàn bài chi tiết hơn nữa.

Dưới đây là một ví dụ về cách thức lập dàn bài cho đề văn tả cảnh và đề văn tả người:

Dàn bài chung văn tả cảnh

Dàn bài chung văn tả người
Mở bài Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh, ấn tượng chung? Giới thiệu cảnh được tả: người đó là ai? Có mối quan hệ thân thuộc với em như thế nào? Ấn tượng đặc biệt?
Thân bài Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự hợp lý :

+ Tả bao quát.

+ Tả chi tiết theo mộttrình tự (ngoài -> trong, xa -> gần, …)

– Từxa lại(vị trí quan sát, cảnh…)

– Đitới gần hơn(vị trí quan sát, cảnh vật chính…)

– Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường tiếp xúc (vị trí quan sát, những cảnh chính…) Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự hợp lý.

Tập trung tả đối tượng theo một trình tự hợp lí

+ Tả ngoại hình:

– Khuôn mặt, nụ cười, ánh mắt, …

– Tả vóc dáng, thân hình, …

+ Tả tính cách:

– Tính cách qua một vài hành động

– Tính cách qua một vài thói quen

– Tính cách biểu hiện qua thái độ, lời nói của người khác

+ Kết hợp kể, tả ngắn gọn một kỉ niệm đặc biệt với người đó

Kết bài Cảm nghĩ chung, tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân, … Khẳng định lại tình cảm với người đó, suy nghĩ, lời hứa của bản thân, …
  1. Viết Mở bài, Kết bài theo các cách khác nhau

Cách mở bài hay th­ường làMở bài gián tiếp: có thể giới thiệu cảnh bằng lời dẫn dắt để giới thiệu người hoặc cảnh và bộc lộ cảm xúc của ngư­ời viết một cách khái quát. Đối với học sinh trung bình, có thể chỉ cần lựa chọn cáchMở bài trực tiếp: đảm bảo vào bài đúng chủ đề là được.

Kết bài (có thể kết bài theo kiểuKết bài mở rộnghoặcKết bài không mở rộng) ngoài việc chốt ý của bài viết thì còn có tác dung nên tạo độ lắng cho nốt trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn ngư­ời đọc.

Chẳng hạn dưới đây là một ví dụ về cách kết bài mở rộng và không mở rộng cho một bài văn tả người:

Kết bài không mở rộng

(nhiều học sinh sử dụng cách kết bài này để khẳng định lại tình cảm của mình)

Kết bài mở rộng

(khuyến khích học sinh sử dụng để cảm xúc được mở ra và lắng đọng)

Em rất yêu quý và kính trọng cô, người đã dìu dắt em suốt những năm tháng Tiểu học ấy. Bước sang một cấp học mới, không còn được nghe những lời giảng và lời chỉ bảo tận tình của cô nhưng em sẽ mãi không quên hình ảnh người cô giáo tận tụy ngày ấy. Cô sẽ còn tiếp tục truyền dạy những điều hay lẽ phải cho rất nhiều những thế hệ học trò sau này

  1. Kỹ năng xây dựng đoạn văn

Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Trư­ớc hết, học sinh cần hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Các em cần vận dụng các thao tác liên tưởng, tượng tượng, so sánh, nhận xét trong khi viết đoạn văn. Thao tác xây dựng đoạn văn chính là cơ sở trực tiếp để xây dựng nên bài văn miêu tả hoàn chỉnh.

Và bây giờ chỉ cần ghép những đoạn văn Mở bài, Kết bài với những đoạn văn chính trong bài là đã có bài văn rất hay rồi. Đừng quên kiểm tra lại bài viết của mình sau khi hoàn thành. Chúc các em luôn tự tin mỉm cười với môn Tập làm văn THCS nhé!

Chúng mình cùng thử sức với một vài đề văn miêu tả sau đây:

  1. Tả gương mặt của một em bé đang làm nũng mẹ.
  2. Tả lại một buổi biểu diễn văn nghệ mà em đã được chứng kiến.
  3. Tả lại một trò chơi quen thuộc mà em cùng các bạn chơi trong những giờ giải lao.