SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC – MỘT PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC MÔN VĂN TẠI TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC – MỘT PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC MÔN VĂN TẠI TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

ITIT
Tháng tư 19, 2017 - 10:22
Tháng tư 14, 2024 - 12:30
 0  10
SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC – MỘT PHƯƠNG PHÁP DẠY & HỌC MÔN VĂN TẠI TRƯỜNG THCS ĐÀO DUY TỪ – Trường THCS Đào Duy Từ Hà Nội

Sân khấu khóa tác phẩm văn học là một trong những hình thức dạy học đa dạng được áp dụng tại trường THCS & THPT Đào Duy Từ trong nhiều năm trở lại đây. Hoạt động này được tổ chức nhằm khơi dậy trong các em học sinh tình yêu đối với tác phẩm văn chương, đồng thời tạo ra một cuộc chơi để các em học sinh thỏa sức sáng tạo.

Có một nhà văn từng nói: “Văn là người. Học văn là để học làm người. Làm người hơn muôn loài ở chổ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nổi đau, biết cười trong cuộc sống…”

Nhưng làm thế nào để học sinh có thể cảm được những cái hay, cái đẹp trong môn Văn? Làm thế nào để các em yêu thích môn Văn trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay? Đó là điều mà các thầy cô trong tổ bộ môn Khoa học xã hội nói riêng và thầy cô trường THCS Đào Duy Từ nói chung luôn trăn trở.

Kể từ khi TS. Nguyễn Quang Trung tìm ra một phương pháp dạy văn mới và đặt tên cho đứa con tinh thần ấy là “TRẢ TÁC PHẨM CHO HỌC SINH” – tức là trả tình yêu văn học cho các em, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn trường Trung học Đào Duy Từ đã áp dụng các phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy của mình tạo hứng thú cho các em học sinh trong những giờ giảng văn.

“Trả tác phẩm về cho học sinh” là một trong những hình thức của chương trình sân khấu hóa các môn học xã hội. Thay vì những giờ giảng “thầy đọc, trò chép”, những tiết mục sân khấu hoá sinh động đã khiến các em dễ học, dễ nhớ, nhập tâm hơn với những tác phẩm văn học.

Có một lực lượng diễn viên phong phú, đa dạng, giàu khả năng sáng tạo và say sưa biểu diễn ở bất cứ sân khấu nào: trên bục giảng, ngoài sân trường, hay cả những sân khấu tự tạo…, chẳng cần cát xê, chẳng cần quảng cáo, cũng chẳng cần đánh bóng tên tuổi mà vẫn thu hút được tất cả các đối tượng khán giả.

Hình thức dạy học này thực sự mang đến những cảm xúc khó quên trong lòng mỗi học sinh sau mỗi giờ học Văn.

Học sinh Lê Hoàng chia sẻ: “Con được các bạn tin tưởng chọn đóng vai chính, là Sẻ Nâu trong câu chuyện Sẻ nâu & Vẹt con. Con đã khóc khi diễn trước lớp, vì con thấy thực sự có cảm xúc. Con tập kịch với các bạn, con được hóa thân vào nhân vật…”
Học sinh Văn Hùng tâm sự: “Mỗi giờ học văn như thế này, con thấy hiểu hơn về bài học mà cô giáo muốn truyền tải.”Học sinh Minh Châu: “Con hỗ trợ nhóm làm đạo cụ diễn xuất và chuẩn bị về trang phục, con rất thích hoạt động nhóm như thế này trong mỗi giờ học văn. Các bạn khen con vẽ đẹp, trang trí đẹp. Con thấy vui lắm ạ!”

Như vậy, mỗi buổi học sẽ đem lại cho cả thầy cô và học trò nhiều cảm xúc, ký ức đẹp của tuổi học trò. Giờ học văn có thể sẽ trở thành niềm vui của các con.