10 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHO VIỆC HỌC TẬP

ITIT
Tháng 3 5, 2019 - 08:52
Tháng tư 22, 2024 - 11:31
 0  4
10 LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHO VIỆC HỌC TẬP

Ghi nhớ sách giáo khoa – một hình thức học tập đã lỗi thời, xưa cũ. Chúng ta có thể tiêu tốn nhiều ngày liên tiếp để cố gắng nhồi nhét kiến thức nhưng kết quả thì không mấy hứa hẹn.

Ghi nhớ sách giáo khoa – một hình thức học tập đã lỗi thời, xưa cũ. Chúng ta có thể tiêu tốn nhiều ngày liên tiếp để cố gắng nhồi nhét kiến thức nhưng kết quả thì không mấy hứa hẹn.

Thật may mắn, có nhiều kỹ thuật học tập vui và bổ ích hơn có thể giúp chúng ta hiểu được làm sao để học tập tốt và cải thiện kết quả thi của mình. Dưới đây là một vài kỹ thuật đó.

Lời khuyên số 1: Gạch chân

Gạch chân là một trong những mẹo sử dụng trong học tập đơn giản và phổ biến nhất. Thật dễ để làm nổi bật những phần quan trọng nhất trong những phần chúng ta đang đọc. Tốt nhất là chúng ta nên đọc toàn bộ văn bản trước khi cân nhắc đến việc gạch chân bất cứ điều gì. Chỉ khi đọc lần thứ hai, ta mới bắt đầu nhấn mạnh những điều gì là đáng chú ý nhất.

Hành động gạch chân một thứ gì đó có nghĩa chúng ta đang muốn hiểu rõ một vài khía cạnh chính yếu của một đoạn văn. Không cần thiết phải phức tạp và bôi đậm cả một đoạn văn. Chúng ta nên highlight một câu quan trọng trong một đoạn và một vài cụm từ quan trọng trong câu hoặc chỗ khác. Ta chỉ có thể giữ lại một lượng nhất định vì vậy tốt nhất chỉ giữ lại những thông tin quan trọng.

Lời khuyên số 2: Tạo ra cách ghi chép cho riêng mình

Ghi chép là một trong các kỹ năng nghiên cứu phổ biến hiện nay. Về cơ bản mục tiêu của việc ghi chép là tóm tắt bài học hoặc bài giảng bằng ngôn ngữ của riêng cá nhân vì vậy mà mình có thể ghi nhớ dễ dàng các ý. Hầu hết các trường hợp, điều cốt yếu là làm sao để có thể tóm tắt  nội dung càng nhanh càng tốt mà không bỏ xót các thông tin chính nào.

Khi tạo các ghi chép, chúng ta có thể sáng tạo theo cách truyền thống bằng bút và giấy hoặc là sử dụng một công cụ online.

Lời khuyên số 3: Sơ đồ tư duy

Một Sơ đồ Tư duy tốt có thể giúp chúng ta tiết kiệm thời giờ học tập và củng cố thêm kiến thức cho bài kiểm tra. Sơ đồ Tư duy là một công cụ cực kỳ linh hoạt. Nó có thể được sử dụng để triển khai kỹ thuật động não (brainstorming), hoặc lập dàn ý bài luận hoặc các chủ đề cho các kỳ thi nói chung.

 Lời khuyên số 4: sử dụng các thẻ flashcasd

Sử dụng flashcard là một phương pháp học tập hữu hiệu đặc biệt khi mà chúng ta muốn hấp thu các sự kiện, ngày tháng, công thức hoặc từ vựng. Các môn học như Lịch sử, Vật lý, Toán, Hóa học, Địa lý hay bất kỳ môn ngôn ngữ nào sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta kết hợp flashcard vào học tập.

Sử dụng Flashcard cho việc ghi nhớ có thể trở nên là một quá trình thú vị không giống như nhiều công cụ học tập khác. Ngoài ra,một công cụ flashcard online cho phép chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra các flashcard cho riêng mình. Hơn hết chúng cho phép ta có thể vào xem trực tuyến bất cứ lúc nào 24/7.

 Lời khuyên số 5: Nghiên cứu trường hợp (Case Studies)

Đôi khi thật khó để nắm được các ý của một số lý thuyết. Đây là lúc để nghiên cứu bài học phát huy tác dụng. Nghiên cứu trường hợp giúp chúng ta hình dung ra một lý thuyết và đặt chúng trong một ngữ cảnh thực tế và thân thuộc hơn. Đặc biệt là trong những môn về kinh doanh hay luật.

Nghiên cứu trường hợp cụ thể luôn luôn mang lại lợi ích to lớn cùng với nghiên cứu những lý thuyết thuần túy của mỗi người. Theo cách này chúng ta có thể hiểu rõ hơn ứng dụng của lý thuyết và nội dung thực sự của các luận điểm là gì.

Lời khuyên số 6: Các câu hỏi

Các câu hỏi là một cách tuyệt vời để ôn tập những ghi chép hàng tuần và hàng ngày trước một kỳ thi. Câu hỏi có thể chỉ ra chỗ nào là điểm mạnh, chỗ nào là điểm yếu của mình, vì vậy nó cho phép chúng ta tập trung nỗ lực chính xác hơn. Hơn nữa, nếu chúng ta chia sẻ những câu hỏi nghiên cứu với các bạn đồng môn khác và kiểm tra lẫn nhau nhiều nhất có thể thì còn có thể phát hiện thêm nhiều chi tiết mà có thể đã bị bỏ qua. Vì vậy trước kỳ thi, hãy chắc chắn là chúng ta đã tạo ra và chia sẻ một loạt các câu hỏi khác nhau với bạn của mình.

Lời khuyên số 7: Kỹ thuật động não (Brainstorming)

Đây là một kỹ thuật học tập khác dành cho việc học với các bạn bè hoặc bạn cùng lớp. Kỹ thuật động não là một cách tuyệt vời để mở rộng các khả năng của bất kỳ chủ đề nào. Chỉ cần tập hợp bạn bè lại và nêu ra ý tưởng , sẽ không có câu trả lời sai trong brainstorming – chỉ là nói và chụp lại nhưng ý tưởng, chúng ta có thể xem xét các ý đó sau.

Một vài ý tưởng có thể lúc trước rất tuyệt thì có thể bị loại trừ ngay sau đó, trong khi cũng có ý tưởng ban đầu nghe rất kỳ quặc thì sau đó có thể được xem là một sự hứa hẹn tuyệt vời. Sử dụng Mind Maps là một cách lý tưởng để nắm bắt tất cả các thông tin vì nó phản ánh bản chất bùng nổ của quá trình tư duy.

Lời khuyên số 8: Quy tắc hồi tưởng (Mnemonic)

Quy tắc hồi tưởng Mnemomic hữu dụng đặc biệt khi ghi nhớ các danh sách và các bộ. Quy tắc cơ bản vận hành dựa trên việc kết hợp các khái niệm nhất định với các khái niệm khác mà chúng ta quen thuộc hơn. Có rất nhiều cách để tạo nên hồi tưởng và chúng có thể được cá nhân hóa cho từng người sử dụng.

Một ví dụ điển hình là quy tắc ‘Richard of York Gave Battle In Vain’. Là một sự trợ giúp việc ghi nhớ các màu sắc cơ bản: Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, chàm, Tím.

Lời khuyên số 9: Tổ chức việc học

Đây là một trong những kỹ năng học tập hiệu quả nhất nhưng cũng hay bị bỏ quên nhất. Tạo một bảng thời gian biểu học tập sẽ nhắc nhở chúng ta mục tiêu và thời gian cụ thể thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Có một thời gian biểu rõ ràng sẽ tạo ra một nguồn động lực tuyệt vời.

Lời khuyên số 10: Vẽ

Nhiều người sẽ cảm thấy ghi nhớ bằng hình dễ dàng hơn bằng chữ, đó là lý do tại sao chúng ta có thể ghi nhớ nội dung tốt hơn nếu chúng được liên kết với tranh ảnh hoặc hình vẽ.

Các phương pháp trên không mới nhưng rất phổ biến cho học sinh. Tuy nhiên, cái mới là cách chúng ta sử dụng chúng như thế nào. Ngày nay công nghệ hiện đại đã thay đổi cách chúng ta tương tác với những kỹ thuật học tập này. Vì vậy hãy đánh giá lại cách chúng ta sử dụng các công cụ và xem xét xem việc lựa chọn những công cụ và kỹ thuật mới nào để kết hợp với nghiên cứu, học tập của mình.

Tác giả: Diego Santos

Lê Hải Thanh dịch